Trong văn hóa Phật giáo Việt Nam, Thờ cúng tượng Phật Quan Âm không chỉ là biểu tượng tôn giáo mà còn là biểu hiện của lòng từ bi, nhân ái, và tinh thần cứu độ chúng sinh. Hình tượng Quan Âm Bồ Tát mang ý nghĩa sâu sắc, được truyền lại qua nhiều câu chuyện và sự tích, góp phần định hình niềm tin và lòng tôn kính của người dân. Bài viết này sẽ tìm hiểu sâu về sự tích Quan Âm Bồ Tát, ý nghĩa khi thờ tượng Quan Âm và lý do vì sao nhiều người chọn tượng Phật Quan Âm để thờ cúng trong gia đình.
1. Quan Âm Bồ Tát là ai?
Quan Âm Bồ Tát, tên đầy đủ là Quán Thế Âm Bồ Tát, là hiện thân của lòng từ bi vô hạn trong Phật giáo Đại thừa. Theo kinh điển Phật giáo, ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng nhất, thường xuất hiện để lắng nghe và cứu giúp những ai đang khổ đau. Cái tên “Quán Thế Âm” có nghĩa là “đấng quán chiếu âm thanh của thế gian”, thể hiện lòng từ bi của ngài đối với mọi chúng sinh, lắng nghe và thấu hiểu mọi tiếng kêu cứu để mang lại bình an.
Theo Kinh A Di Đà, Quan Thế Âm cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát là những trợ tuyên đắc lực của Phật A Di Đà tại Tây Phương Cực Lạc. Danh hiệu “Quan Thế Âm Bồ Tát Đại Bi” là biểu tượng của lòng thương người vô biên và sự quyết tâm cứu độ chúng sinh khỏi bể khổ.

2. Sự tích về Quan Âm Bồ Tát
Trong đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt, hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát gắn liền với nhiều câu chuyện truyền thuyết khác nhau. Trong số đó, nổi bật là hai câu chuyện Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Diệu Thiện.
2.1. Quan Âm Thị Kính
Câu chuyện về Thị Kính là một trong những sự tích nổi tiếng nhất về Quan Âm Bồ Tát tại Việt Nam. Thị Kính, một người phụ nữ hiền hậu, bị vu oan khi cầm dao cắt râu cho chồng. Nàng bị chồng hiểu lầm là có ý định hãm hại phu quân nên bị đuổi khỏi nhà. Sau đó nàng cải trang thành nam giới và đi tu, lấy tên là Kính Tâm.
Trong thời gian tu tập tại cùa, có ả Thị Mầu con gái phú ông hay lên chùa phải lòng Kính Tâm. Dù nàng ta dùng đủ cách trêu ghẹo, tán tỉnh nhưng không lay động được Kính Tâm. Sau này, Kính Tâm bị Thị Mầu vu oan là cha của đứa con của ả với tên gia nô.
Dù oan ức, Kính Tâm vẫn giữ lòng từ bi và nhận nuôi đứa trẻ. Cuối cùng, sau khi qua đời, sự thật về thân phận và sự trong sạch của nàng mới được phơi bày. Câu chuyện này nhấn mạnh lòng kiên nhẫn, đức sự hy sinh và sự từ bi của Quan Âm Bồ Tát trong việc cứu độ chúng sinh, ngay cả khi phải chịu đựng những nỗi oan khuất.
2.2. Quan Âm Diệu Thiện
Một sự tích khác về Quan Âm Bồ Tát là câu chuyện của Quan Âm Diệu Thiện, công chúa thứ ba của vua Diệu Trang Vương. Từ nhỏ, công chúa Diệu Thiện đã có lòng hướng Phật, từ bỏ cuộc sống xa hoa để tu hành và cứu giúp người nghèo. Khi cha của công chúa muốn ép nàng kết hôn, Diệu Thiện từ chối và quyết tâm xuất gia. Sau nhiều thử thách, cuối cùng, nàng giác ngộ và trở thành Bồ Tát, cứu độ chúng sinh.
Câu chuyện Diệu Thiện thể hiện lòng kiên cường, quyết tâm theo đuổi con đường tu hành, không màng đến quyền lực hay danh lợi. Đây cũng là một biểu tượng cho lòng từ bi, sự nhẫn nhục, và tinh thần không bỏ cuộc của Bồ Tát Quan Âm trong quá trình cứu độ chúng sinh.

3. Ý nghĩa khi thờ Quan Âm Bồ Tát
Trong văn hóa Phật giáo Việt Nam, thờ tượng Phật Quan Âm không chỉ thể hiện sự tôn kính mà còn thể hiện tin vào Phật Pháp.
Phật Quan Âm Bồ Tát là biểu tượng của lòng từ bi. Hình tượng ngài trên tay cầm bình cam lộ và cành dương liễu tượng trưng cho việc rưới nước từ bi lên tâm hồn chúng sinh, giúp họ thoát khỏi khổ đau và đạt được sự bình an trong tâm trí. Khi thờ tượng Quan Âm, người Phật tử mong muốn tư tập theo sự từ bi vô hạn của ngài, học cách sống vị tha, yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh.
Hình tượng Quan Âm Bồ Tát, với vẻ đẹp dịu dàng và bình an, tạo cảm giác ấm áp và an lành cho người thờ cúng. Thờ tượng Quan Âm Bồ Tát trong nhà còn có ý nghĩa là mong muốn được ngài gia hộ, hóa giải được những tai ương, bất hạnh. Đồng thời mong muốn mọi điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với gia đình.
Thờ Tượng Phật Quan Âm không chỉ là nét đẹp tôn giáo mà còn là bài học về sự từ bi và yêu thương cho hàng triệu người nói theo. Thờ Quan Âm Bồ Tát là cách để nhắc nhở bản thân về những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng một thế giới đầy lòng yêu thương và sự tha thứ.
4. Lựa chọn tượng Phật Quan Âm đẹp ở đâu?
Việc chọn tượng Phật Quan Âm đẹp để thờ trong gia đình không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn thể hiện sự tôn kính đối với Bồ Tát. Một bức tượng đẹp không chỉ giúp làm tăng thêm không gian thờ cúng trang nghiêm mà còn thể hiện sự chăm chút, lòng thành kính của gia chủ.
Tuy nhiên để thỉnh được một bức tượng đẹp cũng không hề dễ dàng. Để làm ra những bức tượng có hồn đòi hỏi những nghệ nhân cần vô cùng tỉ mỉ, chau chuốt. Tượng Phật Quan âm được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, đá, đồng, ngọc,… Dù vậy, tượng bằng gỗ vẫn luôn được nhiều gia chủ yêu thích bởi sự ấm cúng, sang trọng, bền bỉ, giá cả lại có nhiều phân khung khác nhau.
Hiện nay, Làng nghề Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội vẫn là một trong những nơi chế tác tượng thờ gỗ, đồ thờ gỗ chất lượng uy tín nhất. Các nghệ nhân ở đây đều có hàng chục năm trong nghề. Để thỉnh những bức tượng Phật Quan Âm đẹp nhất, quý khách có thể đến tận nơi tham quan hoặc có thể nhận tư vấn nhanh nhất qua Hotline: 094.445.6386