Mẫu Thượng Thiên Là Ai? Sự Tích Và Ý Nghĩa Quan Trọng Của Bà Trong Tín Ngưỡng Tứ Phủ

Mẫu Thượng Thiên, hay còn được biết đến với tên gọi đầy đủ là Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên. Trong bộ tượng Tam Tòa Thánh Mẫu của Tín ngưỡng Tứ Phủ, tượng Mẫu Thượng Thiên ngự ở vị trí chính giữa và thường mặc áo đỏ. Vậy cụ thể Mẫu thượng thiên là ai? Có có vai trò như nào trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mẫu Thượng Thiên là ai ?

Có lẽ rất nhiều độc giả thắc mắc mẫu thượng thiên là ai? Mẫu thượng thiên và Mẫu Cửu Trùng Thiên hay Cửu Trùng Thiên Thanh Vân Công Chúa có khác nhau không? Câu trả lời là không, đó đều là các tên gọi khác của mẫu thượng đệ nhất thượng thiên.

Mẫu Thượng Thiên xuất hiện trong nhiều tài liệu tín ngưỡng và thần thoại, nhưng sự tích về bà vẫn còn tồn tại nhiều điểm chưa rõ ràng. Một số tài liệu thờ cúng như bản văn chầu, khoa cúng ghi nhận Mẫu Cửu Trùng Thiên là một vị thần rất quan trọng trong Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ. Tên gọi Cửu Trùng Thiên, tức “chín tầng trời”, biểu thị quyền lực vô biên của bà trên cõi trời, nơi bà cai quản tiên cung và thượng giới.

Không giống như các vị Mẫu khác như Mẫu Thượng Ngàn hay Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Thiên không giáng trần. Do đó, có rất ít các câu chuyện thần thoại hay truyền thuyết cụ thể về sự xuất thân và những hoạt động cứu giúp nhân gian của bà. Một số quan điểm cho rằng, Mẫu Thượng Thiên có nguồn gốc từ Cửu Huyền Thiên Công Chúa, một vị thần Trung Quốc. Ngoài ra, cũng có thuyết kể rằng, bà từng giúp người dân Việt cổ trong cuộc chiến đánh đuổi giặc Xuy Vưu xâm lược, và từ đó được dân gian ghi nhớ công ơn.

Mẫu Thượng Thiên Là Ai
Mẫu Thượng thiên là ai trong Tam tòa thánh mẫu

2. Sự tích Mẫu Đệ Nhất Thượng thiên là Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Theo nhiều thần tích được sưu tầm và lưu giữ, đặc biệt là tại Viện Khoa học Lịch sử Nam Định, Mẫu Đệ Nhất thường được liên kết với hình ảnh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Sử sách ghi lại rằng, Thánh Mẫu Liễu Hạnh, còn gọi là công chúa Quỳnh Hoa, là con gái của Ngọc Hoàng, được phép ba lần giáng trần để giúp đỡ dân gian.

Trong lần giáng trần đầu tiên, bà là con của một gia đình họ Phạm tại Ý Yên, Nam Định, được đặt tên là Phạm Tiên Nga. Bà nổi tiếng với lòng nhân từ và các hoạt động từ thiện giúp đỡ người dân. Sau khi cha mẹ qua đời, bà chu du khắp nơi, xây cầu, đắp đê và giúp đỡ dân lành vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Khi bà qua đời vào năm 1473, bà được tôn vinh và thờ cúng như một vị thánh.

Trong lần giáng trần thứ hai, bà tái sinh làm con gái của ông Lê Thái Công và bà Trần Thị Phúc tại Vụ Bản, Nam Định. Với tên gọi Lê Giáng Tiên, bà tiếp tục giúp đỡ dân gian và được người dân tôn kính.

Cuối cùng, trong lần giáng trần thứ ba, bà tái sinh tại Nga Sơn, Thanh Hóa, và được phong là “Mã Hoàng Công Chúa”, cùng với nhiều danh hiệu khác.

3. Các Đền Thờ Chính Của Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên

Dù là một trong ba vị Tam Tòa Thánh Mẫu, số lượng đền thờ chính thức của Mẫu Thượng Thiên không nhiều. Một phần lý do có thể là do sự phổ biến và phát triển của tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, khiến các đền thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên không được xây dựng nhiều sau này. Tuy nhiên, tại một số đền, điện thờ Tứ Phủ, Mẫu Thượng Thiên vẫn được thờ phụng tại chính cung hoặc ban trung thiên (giữa trời) để người dân có thể bái vọng và cầu xin phúc lành.

Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên được thờ phụng tại nhiều đền phủ lớn nhỏ khắp miền Bắc Việt Nam. Trong số đó, Phủ Nấp (hay còn gọi là Phủ Quảng Cung Đệ Nhất) tại Ý Yên, Nam Định, là một trong những nơi thờ chính của bà. Phủ Dày cũng là một địa điểm quan trọng trong việc thờ cúng Mẫu. Ngoài ra, các đền đồi Ngang, đền Sòng (Thanh Hóa), và phủ Tây Hồ (Hà Nội) đều là những nơi thờ phụng Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên, nơi người dân đến để cầu nguyện và tưởng nhớ công đức của bà.

Một trong những đền thờ nổi tiếng của Mẫu Thượng Thiên là Đền Mẫu Cửu ở xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đền này được xây dựng từ rất lâu, nhưng không có tài liệu cụ thể ghi lại năm thành lập. Theo thần tích của đền, người dân trong vùng từng chứng kiến nhiều phép lạ liên quan đến một bức tượng của Mẫu, từ đó xây dựng đền thờ để bày tỏ lòng tôn kính.

Ngoài ra, đền Cô Chín tại đền Sòng Sơn, Thanh Hóa, cũng là nơi có Cung Cấm thờ Mẫu Thượng Thiên. Đáng chú ý, tại đây có một bức tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên được đúc bằng đồng, nặng một tấn và cao khoảng 2,3 mét, ngự trên đỉnh cao nhất của ngọn núi Cổ Bồng. Hàng năm, vào ngày 9/9 âm lịch, người dân thường đến đây nhang khói cầu xin sức khỏe, tài lộc và bình an.

Mẫu Thượng Thiên Là Ai
Mẫu Thượng Thiên thường xuất hiện với bộ xiêm y màu đỏ.

4. Ngày Tiệc Chính Của Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên

Hàng năm, vào ngày 3/3 âm lịch, người dân thường tổ chức lễ hội kỷ niệm ngày giáng trần lần thứ hai của Mẫu Thượng Thiên. Đây là dịp để người dân thể hiện lòng thành kính và cầu xin phúc lành từ bà. Ngoài ra, tại Phủ Tây Hồ, lễ hội chính của Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch, thu hút rất nhiều người đến tham dự.

Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã giải đáp được câu hỏi mẫu thượng thiên là ai cũng như vai trò to lớn của bà trong tín ngưỡng thờ cúng Đạo Mẫu của người Việt. Để thỉnh tượng mẫu thượng thiên sơn son thếp vàng đẹp nhất, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 094.445.6386

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Contact