Tượng Tam Thánh Phật là gì? Phân biệt Tam Thế Phật và Tam Thánh Phật
Trong đời sống tín ngưỡng của người Việt Nam, thờ tượng Tam Thánh Phật là một nét đẹp văn hóa vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa. Tuy nhiên, không ít người còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm Tam Thế Phật và Tam Thánh Phật. Hai bộ tượng này không chỉ khác biệt về hình thức mà còn mang những ý nghĩa khác nhau. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, bài viết dưới đây của Đồ thờ Thiên Phúc sẽ phân tích chi tiết từng khía cạnh về bộ tượng Tam thánh phật.
1. Tượng Tam Thánh Phật gồm những ai?
Tam Thánh Phật, còn gọi là Tây Phương Tam Thánh, bao gồm ba vị Phật và Bồ Tát đại diện cho thế giới Tây Phương Cực Lạc. Ba vị này là: Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát.
- Phật A Di Đà
Phật A Di Đà là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc, được tôn sùng với vai trò cứu độ và dẫn dắt chúng sinh vượt qua đau khổ. Trong hình tượng Tam Thánh Phật, Ngài thường được miêu tả đứng ở trung tâm, ngồi hoặc đứng trên đài sen, đôi tay thường làm ấn cứu độ, thể hiện ý nguyện dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi bể khổ.
Phật A Di Đà không chỉ tượng trưng cho lòng từ bi vô hạn mà còn là biểu tượng của ánh sáng trí tuệ. Người tu hành theo Phật A Di Đà thường niệm danh hiệu của Ngài với mong muốn được tiếp dẫn về cõi Tây Phương Cực Lạc sau khi qua đời. Ngài đã phát ra 48 lời nguyện cứu độ chúng sinh, giúp họ tránh xa sự phiền não của thế giới trần tục.

- Quan Thế Âm Bồ Tát
Quan Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng của lòng từ bi vô biên, người có khả năng lắng nghe mọi âm thanh khổ đau của chúng sinh và cứu giúp họ thoát khỏi bể khổ. Trong tượng Tam Thánh Phật, Ngài thường đứng bên trái Phật A Di Đà, tay cầm bình cam lồ và nhành dương liễu.
Nước cam lồ tượng trưng cho lòng từ bi của Quan Thế Âm, là dòng nước mang lại sự an lành và hạnh phúc. Nhành dương liễu biểu thị sự kiên nhẫn, nhắc nhở rằng để đạt được hạnh phúc, chúng sinh cần phải trải qua nhẫn nhục và cố gắng vượt qua khó khăn.
Với hình tượng từ bi và bao dung, Quan Thế Âm Bồ Tát là nguồn cảm hứng lớn lao cho những người tu hành muốn giác ngộ thông qua lòng nhân ái và tình thương.
- Đại Thế Chí Bồ Tát
Đại Thế Chí Bồ Tát là biểu tượng của trí tuệ siêu phàm, người giúp soi sáng con đường giác ngộ cho chúng sinh. Ngài thường được miêu tả tay cầm nhành hoa sen màu xanh, biểu trưng cho sự thanh tịnh và trí tuệ. Trong tượng Tam Thánh Phật, Ngài đứng bên phải Phật A Di Đà.
Bông hoa sen là biểu tượng cho sự tinh khiết, thanh tịnh, không bị ảnh hưởng bởi tham sân si. Đại Thế Chí Bồ Tát dùng trí tuệ của mình để soi sáng cho chúng sinh, giúp họ vượt qua những phiền não, đau khổ và hướng về cõi Tây Phương Cực Lạc.

2. Phân biệt Tam Thánh Phật và Tam Thế Phật
Mặc dù cả Tam Thánh Phật và Tam Thế Phật đều có liên quan mật thiết đến Phật giáo, nhưng hai bộ tượng này thể hiện những khía cạnh khác nhau. Để phân biệt rõ trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về khái niệm Tam Thế Phật nhé!
Tam Thế Phật là bộ tượng ba vị Phật đại diện cho ba thời kỳ: quá khứ, hiện tại, và tương lai. “Thế” ở đây có thể hiểu là “thời gian” (thế gian). Các vị Phật trong Tam Thế Phật bao gồm:
- Phật A Di Đà: Đại diện cho quá khứ, cai quản cõi Tây Phương Cực Lạc. Ngài được biết đến với lòng từ bi vô lượng, ánh sáng vô hạn, giúp chúng sinh thoát khỏi đau khổ và hướng dẫn họ đến cõi Cực Lạc thanh tịnh.
- Phật Thích Ca Mâu Ni: Là vị Phật của hiện tại, là đấng giáo chủ của cõi Ta Bà, nơi chúng sinh hiện tại đang sinh sống. Ngài là người đã thị hiện tại thế gian để truyền bá Phật pháp, giúp chúng sinh giác ngộ và giải thoát.
- Phật Di Lặc: Là vị Phật tương lai, sẽ xuất hiện khi Phật pháp đã suy tàn và giáo hóa chúng sinh. Ngài thường được miêu tả chiếc bụng lớn, khuôn mặt tròn đầy, phúc hậu, luôn nở nụ cười hạnh phúc.

Thờ cúng Tam Thế Phật thể hiện sự liên kết mật thiết giữa ba thời kỳ: quá khứ, hiện tại và tương lai. Đó cũng cách phản ánh quy luật nhân quả, sự luân hồi và sự phát triển không ngừng và sự tồn tại vĩnh hằng của Phật pháp. Điều này cũng là lời nhắc nhở cho chúng sinh về việc tu tập, tự giác ngộ để thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
3. Phân biệt Tam Thế Phật và Tam Thánh Phật
a. Về danh tính các vị Phật
- Tam Thế Phật: Bao gồm ba vị Phật đại diện cho ba thời kỳ:
- Phật A Di Đà: Quá khứ.
- Phật Thích Ca Mâu Ni: Hiện tại.
- Phật Di Lặc: Tương lai.
- Tam Thánh Phật: Bao gồm ba vị của cõi Tây Phương Cực Lạc:
- Phật A Di Đà: Giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc.
- Quan Thế Âm Bồ Tát: Biểu tượng cho lòng từ bi.
- Đại Thế Chí Bồ Tát: Biểu tượng cho trí tuệ giác ngộ.
b. Về ý nghĩa tượng trưng
- Tam Thế Phật đại diện cho sự vô tận của thời gian (quá khứ, hiện tại và tương lai), nhấn mạnh đến quy luật nhân quả và luân hồi. Thờ cúng Tam Thế Phật là thể hiện lòng kính ngưỡng sự hiện hữu vĩnh cửu của Phật pháp qua ba thời kỳ, và mong muốn được giải thoát khỏi vòng sinh tử.
- Tam Thánh Phật đại diện cho sự giải thoát thông qua cõi Tây Phương Cực Lạc, nơi mà chúng sinh có thể tránh xa khổ đau và đạt tới sự thanh tịnh. Thờ cúng Tam Thánh Phật là cầu nguyện cho cuộc sống an lạc, hạnh phúc và mong được tái sinh vào cõi Cực Lạc.
4. Ý nghĩa thờ tượng Tam Thánh Phật tại gia
Thờ tượng Tam Thánh Phật tại gia là cách mà nhiều Phật tử lựa chọn để mang lại sự bình an, thanh thản cho gia đình. Khi thờ tượng Tam Thánh Phật, người ta cầu mong được sự bảo hộ từ Phật A Di Đà, lòng từ bi của Quan Thế Âm Bồ Tát và trí tuệ soi sáng của Đại Thế Chí Bồ Tát.
- Nhắc nhở về lòng từ bi và trí tuệ: Tượng Tam Thánh Phật nhắc nhở mọi người sống hướng thiện, giúp đỡ người khác và tu tập trí tuệ để vượt qua khổ đau, phiền não. Qua đó, người thờ Tam Thánh Phật có thể đạt được sự giác ngộ và hướng đến một cuộc sống an lành.
- Cầu nguyện bình an: Nhiều gia đình thờ Tam Thánh Phật với mong muốn cuộc sống sẽ luôn bình an, tránh khỏi mọi điều không may và tai ương. Phật A Di Đà và hai Bồ Tát sẽ giúp gia đình tránh xa khổ đau và hướng tới sự an lạc.
- Thể hiện tín ngưỡng lâu đời: Việc thờ Tam Thánh Phật còn thể hiện tín ngưỡng lâu đời của người Việt, một quốc gia với đạo Phật đã gắn bó chặt chẽ trong suốt hàng nghìn năm lịch sử.
Qua bài viết trên, chúng ta có thể thấy rằng Tam Thế Phật và Tam Thánh Phật đều mang những ý nghĩa riêng biệt trong Phật giáo, nhưng mỗi bộ tượng lại có một vai trò và giá trị khác nhau trong tâm linh của con người. Thờ tượng Tam Thánh Phật tại gia là cách để người Phật tử luôn giữ vững niềm tin vào Phật pháp, sống một cuộc sống thanh tịnh, bình an và hướng thiện. Để tham khảo những mẫu tượng phật đẹp nhất lại làng nghề Sơn Đồng quí khách vui lòng liên hệ qua Hotline: 094.445.6386