Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, hổ là một loài vật linh thiêng, được người dân tôn trọng và gọi với những danh xưng như ông, ngài, cậu, chúa… Hình ảnh hổ mang tính uy nghi và huyền bí, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt, xuất hiện trong nhiều điện, đền, phủ dưới hình thức thờ cúng. Trong đạo Mẫu, thần hổ được coi là một vị sơn thần, có một ban thờ riêng và những nghi lễ thờ phụng đặc trưng.
Ngũ Hổ là gì và vai trò của động Ngũ Hổ?
Ngũ Hổ và ông Lốt (rắn) thường được thờ ở hạ ban, dưới điện thờ Mẫu, trong khi trên điện thờ chính thường có tượng Thanh Xà Bạch Xà. Theo quan niệm dân gian, hổ là vua của núi rừng, còn rắn là thần của sông nước. Mỗi vị thần hổ có một màu sắc riêng đại diện cho các phương hướng:
- Hoàng Hổ (hổ vàng) cai quản trung tâm (Địa khu)
- Hắc Hổ (hổ đen) cai quản phương Bắc (Thủy khu)
- Bạch Hổ (hổ trắng) cai quản phương Tây (Kim khu)
- Xích Hổ (hổ đỏ) cai quản phương Nam (Hỏa khu)
- Thanh Hổ (hổ xanh) cai quản phương Đông (Mộc khu)
Hình ảnh của hổ trong thờ Mẫu và tín ngưỡng dân gian biểu trưng cho sức mạnh linh thiêng, có khả năng xua đuổi ma quỷ và bảo vệ các phương hướng. Ban thờ Ngũ Hổ thường được bố trí như một hang động lớn, với đá núi dựng đứng, tượng trưng cho nơi cư ngụ của thần hổ, có thể thờ dưới dạng tranh hoặc tượng. Những ai thờ cúng một vị hổ cụ thể cần tìm hiểu xem căn mệnh của mình phù hợp với ngài hổ nào.

Trong việc bài trí ban thờ, vị trí của các ngài hổ cần tuân thủ theo quy luật ngũ hành:
- Hoàng Hổ (hành Thổ) ở trung ương
- Thanh Hổ (hành Mộc) ở phía Đông
- Bạch Hổ (hành Kim) ở phía Tây
- Xích Hổ (hành Hỏa) ở phía Nam
- Hắc Hổ (hành Thủy) ở phía Bắc
Ngũ Hổ không chỉ đại diện cho ngũ hành và mối tương sinh tương khắc trong vũ trụ mà còn thể hiện quyền lực của từng vị thần trong tín ngưỡng. Hoàng Hổ là người đứng đầu, có quyền trấn giữ và điều lệnh các phương. Trong các điện thờ tư nhân, việc thờ thần Ngũ Hổ phải tuân thủ quy tắc nghiêm ngặt, nhất là khi mở phủ hoặc mở điện. Gia đình khá giả có thể thờ tượng, trong khi gia đình có điều kiện hạn chế có thể thờ bằng bát hương hoặc tranh vẽ.
Hiện nay, có nhiều bức tranh về Ngũ Hổ, đặc biệt là tranh Hàng Trống. Những bức tranh này được bố cục hài hòa, với hình ảnh các con hổ trong tư thế đứng, ngồi hoặc cưỡi mây lướt gió, thể hiện sự mạnh mẽ và uy phong. Ánh mắt, chòm râu và tư thế của chúng tạo cảm giác đầy sinh lực và quyền uy, khiến người xem cảm nhận rõ sự oai nghi của loài hổ.
Ý nghĩa của việc thờ Ngũ Hổ trong đạo Mẫu Việt Nam
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt, không chỉ giúp con người hướng đến thế giới sau khi chết mà còn cầu nguyện cho sức khỏe, tài lộc và sự bình an trong cuộc sống hiện tại. Mỗi vị thánh trong hệ thống Tứ Phủ có vai trò riêng biệt, nhiệm vụ cứu độ chúng sinh và bảo vệ nhân gian. Sự hiện diện của thần hổ trong các điện thờ khẳng định quyền uy của các vị thần tự nhiên trong tín ngưỡng dân gian. Thần hổ không chỉ có khả năng trừ tà ma mà còn ban phát tài lộc và sự thịnh vượng cho con người.
Như vậy, việc thờ thần hổ không tồn tại độc lập mà là một phần trong hệ thống tín ngưỡng phức hợp của người Việt, đặc biệt trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Hổ đã đi vào tiềm thức dân gian với hình ảnh một vị thần bảo hộ, có khả năng mang lại bình an và thịnh vượng.
Động Ngũ Hổ tại làng Sơn Đồng
Động Ngũ Hổ là những vật phẩm tâm linh quan trọng trong tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ của người Việt Nam, mang đậm nét văn hóa thờ Mẫu. Tại làng nghề Sơn Đồng, Các sản phẩm tượng Cô, tượng Cậu bằng gỗ được chế tác thủ công tinh xảo, mang đậm yếu tố truyền thống, phù hợp với các không gian thờ cúng tâm linh.
Thông số kỹ thuật chung
- Kích thước: Phụ thuộc vào diện tích không gian thờ.
- Chất liệu gỗ: Gỗ Mít/ Xi măng/ Xỉ than/ Đá hoặc theo yêu cầu.
- Chất liệu sơn: Sơn ta/ Sơn PU.
- Chất liệu lót: Sơn son thếp Vàng/ thếp Bạc phủ hoàng kim (đối với hàng sơn phủ).
- Sử dụng trong các ngôi Chùa, gian thờ Phật tại gia, nơi thờ cúng linh thiêng…
- Giá thành: Tùy theo kích thước, chất liệu gỗ, chất liệu sơn và mẫu sản phẩm.
- Tuổi thọ: Lên đến hàng trăm năm (với điều kiện môi trường tốt), càng lâu năm càng có giá trị cổ xưa.
Sản phẩm Động Ngũ Hổ và các sản phẩm Đồ Thờ Gỗ làng Sơn Đồng khác của tuongphattoky.com được làm thủ công, hoàn toàn bằng gỗ tốt. Dáng, diện tượng và họa tiết được chế tác rất tinh xảo và có hồn. Được rất nhiều khách hàng đánh giá cao cả về mẫu mã, chất lượng và thái độ phục vụ. Chúng tôi có đa dạng mẫu đẹp và cách thức hoàn thiện để Quý khách hàng lựa chọn (như: Sơn son thếp phủ/ tượng mới sơn giả cổ – làm theo lối cổ/ sơn PU…). Ngoài các mẫu đang sử dụng, chúng tôi có thể làm theo mẫu mà khách hàng yêu cầu.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.